Các mẫu nhà gỗ Việt Nam ở Bắc Bộ thường có mấy gian?

Nhà gỗ Việt Nam đặc biệt là loại hình nhà gỗ truyền của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ được làm rất đặc biệt. Nhà được làm theo dạng nhà trệt, chia thành nhiều gian khác nhau. Mỗi gian lại có những công năng sử dụng khác biệt. Một điểm thú vị của kiến trúc nhà này đó là các gian luôn là số lẻ và có kích thước tương đối bằng nhau. Còn rất nhiều điểm thú vị về loại hình nhà ở cổ truyền này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhà gỗ cổ truyền người Việt

Nhà gỗ Việt Nam ở Bắc Bộ thường có mấy gian?

Sau đây, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu về số gian của căn nhà gỗ Việt Nam cũng như số gian nhà được làm chủ yếu hiện nay. 

Khái quát chung về ngôi nhà gỗ Việt Nam

Ngôi nhà gỗ Việt Nam ở vùng đồng bằng Bắc Bộ sẽ làm trên mặt bằng đất nền sẵn có được gọi là nhà trệt, nhà 1 tầng,….Nhà sẽ làm theo thế hình chữ Nhất. Các gian sẽ được chia ra theo chiều dọc của căn nhà. Số gian thông thường là số lẻ, dựa theo số gian mà căn nhà cũng có tên gọi tương ứng như: nhà 3 gian, nhà 5 gian, nhà 7 gian…. 

Không gian căn nhà gỗ
Không gian căn nhà gỗ

Nhà gỗ Việt Nam thường có 3 gian và 5 gian 

Thông thường, những ngôi nhà 3 gian, 5 gian phổ biến hơn trong đời sống. Bởi ngôi nhà gỗ Việt Nam kiểu này phù hợp với nhiều diện tích đất khác nhau và có thể phối kết hợp với nhiều công trình khác. 

Nhà 3 gian thường làm với 2 kiểu: 3 gian vách đố vỏ măng, 3 gian 2 dĩ (dĩ là phần cơi nới ra ở 2 gian biên thường dùng làm cửa sổ thông gió hoặc kê kệ trang trí). Nhà 5 gian cũng được làm với hai kiểu phổ thông là 5 gian thông hiên, 5 gian 2 buồng gói (3 gian 2 chái).   

Nhà gỗ 3 gian
Nhà gỗ 3 gian
Nhà 5 gian 2 buồng gói
Nhà 5 gian 2 buồng gói

Còn những căn nhà đồ sộ như 7 gian, 9 gian,… thường hay được sử dụng trong các ngôi chùa, nhà thờ quy mô lớn. 

>Xem thêm: Xây bình phong trước nhà – những ý nghĩa của nó trong đời sống

Công năng các gian trong ngôi nhà gỗ Việt Nam

Mỗi một gian trong những ngôi nhà gỗ cổ truyền Việt Nam đều được làm với những chức năng khác nhau. Tuy nhiên bất di bất dịch gian chính giữa sẽ dùng để làm nơi thờ tự gia tiên. Gian giữa này còn được dùng để là nơi tụ tập ăn uống của gia đình. Nhà sẽ kê sập ở gian giữa để bày mâm cơm. 

Gian thờ gia tiên tại vị trí trung tâm căn nhà
Gian thờ gia tiên tại vị trí trung tâm căn nhà

Các gian hai bên là nơi ngủ nghỉ, tiếp khách, cất trữ đồ đạc lương thực….Theo đúng nguyên tắc thiết kế những khu vực như nhà bếp, nhà vệ sinh sẽ được làm tách biệt với căn nhà gỗ cổ truyền. 

Đặc trưng các gian của mẫu nhà gỗ Việt Nam

Sau đây là những đặc trưng hết sức nổi bật của những gian nhà gỗ Việt Nam:

Các gian trong căn nhà gỗ Việt Nam ngăn cách hợp lý 

Nhà gỗ Việt Nam là không gian sinh sống của các thành viên trong gia đình. Chính vì vậy nó có cả khu vực sinh hoạt chung và cá nhân. Với kết cấu nhà theo dạng hình chữ Nhất, không gian sinh hoạt chung tập trung tại các gian chính giữa. 

Không gian sinh hoạt chung của gia đình
Không gian sinh hoạt chung của gia đình

Khu vực tập trung hầu như không chia ngăn cách vách nhằm tạo ra khoảng không gian rộng, thông thoáng. Còn các gian riêng tư như buồng ngủ sẽ được ngăn cách bằng vách tường có ốp gỗ hoặc làm đố vỏ măng. 

Buồng ngủ trong nếp nhà gỗ
Buồng ngủ trong nếp nhà gỗ

Kích thước các gian tùy chỉnh linh hoạt nhưng vẫn giữ sự cân xứng

Các gian nhà gỗ thường được làm với kích thước bằng nhau. Tuy nhiên tùy vào một số diện tích đất và nhu cầu sinh hoạt của gia đình mà kích thước các gian thường tùy chỉnh linh hoạt. 

Kích thước gian nhà điều chỉnh linh hoạt
Kích thước gian nhà điều chỉnh linh hoạt

Thông thường gian thờ tự sẽ được làm rộng hơn các gian còn lại. Tuy nhiên sự chênh lệch này là không quá lớn và giữ cho bố cục căn nhà trông vẫn tương xứng và cân bằng. Ngoài ra đối với căn nhà sử dụng hai gian chái ngoài cùng làm phòng ngủ (nhà 5 gian) thì hai gian này cũng có khoảng gian rộng hơn. 

Nhà gỗ Việt Nam là một trong những kiến trúc cổ không chỉ là nơi sinh sống của người Việt xưa. Trong giai đoạn hiện nay nó còn là nơi ở và nghỉ dưỡng lý tưởng của các gia đình hoặc là không gian thờ tự linh thiêng.

Giới thiệu đơn vị uy tín chuyên thi công nhà gỗ cổ truyền

  • Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền. Của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình. Như nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường. Và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước. Mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
  • Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng. Và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
  • Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc. Với mục tiêu kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian.
  • Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km. Nằm dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội. Nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
  • Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
  • Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu. Để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
  • Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *