Nhà truyền thống Bắc Bộ là một nét văn hóa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc Bộ. Qua hàng trăm năm lịch sử, kiến trúc nhà truyền thống đã trải qua nhiều thay đổi để phục vụ nhu cầu hiện nay. Nhưng không vì thế mà mất đi phong cách riêng của nếp nhà cổ truyền. Mời quý vị đón đọc bài viết dưới đây để hiểu hơn về sự thay đổi trong cấu trúc nhà Bắc Bộ xưa và nay.
Nhà truyền thống Bắc Bộ là gì?
Nhà truyền thống Bắc Bộ là loại nhà gỗ thường được làm theo lối kẻ truyền với kiến trúc tiền kẻ hậu bảy, vì đốc chồng rường. Khung nhà được lắp dựng bởi hệ thống cột, kèo, xà và mái nhà ngói đỏ đậm chất hoài cổ. Ngày nay nhà gỗ thường được dùng làm nhà từ đường, nhà thờ họ. Là nơi con cháu thể hiện lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên, những người đã có công sinh thành, dưỡng dục và xây dựng dòng họ. Đây cũng là nơi con cháu cầu mong tổ tiên phù hộ cho dòng họ được mạnh khỏe, hạnh phúc, làm ăn phát đạt.
Điểm giống nhau về cấu trúc nhà truyền thống Bắc Bộ xưa và nay
Trước tiên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về điểm giống nhau của nếp nhà gỗ này trên một số phương diện như cấu trúc.
- Mặc dù có sự khác biệt ở vật liệu, kỹ thuật xây dựng và diện tích, nhưng nhà truyền thống Bắc Bộ xưa và nay vẫn có những điểm giống nhau về mặt bằng xây dựng hình chữ nhất, cấu trúc 3 gian hoặc 5 gian. Gian chính là nơi thờ cúng tổ tiên, các gian còn lại là nơi sinh hoạt của gia đình.
- Khung nhà vững chắc được liên kết với nhau bởi hệ thống cột, xà, kèo, kẻ, bẩy. Mái nhà có độ dốc được tính toán kỹ lưỡng giúp thoát nước tốt, cách nhiệt tốt.
- Đều được trang trí bởi những hoa văn đục chạm đặc sắc và thể hiện ý nghĩa tốt đẹp về cuộc sống.
Điểm khác nhau
Trải qua nhiều năm lịch sử nhà truyền thống Bắc bộ đã có những thay đổi đáng kể, những căn nhà gỗ được người dân thay đổi theo hướng tích cực hơn mà không làm mất đi nét đặc trưng vốn có.
Nhà truyền thống Bắc Bộ xưa
Diện tích
- Nhà truyền thống Bắc Bộ xưa thường là nhà 3 gian có diện tích nhỏ, rơi vào khoảng 75-100m2 tính cả hiên nhà để phù hợp với nhu cầu sinh hoạt của gia đình nông dân. Có một số căn nhà gỗ to 5 gian thường dành cho địa chủ hoặc quan.
Chất liệu lắp dựng
- Nhà gỗ ngày xưa thường được làm từ các vật liệu dễ khai thác và gần gũi với người dân như: gỗ táu, gỗ sến, tre, nứa,… Quy trình lắp dựng cũng được làm hoàn toàn thủ công bởi đàn ông trong nhà vì thời đó còn nghèo chưa có điều kiện thuê người làm. Cho nên thời gian lắp dựng căn nhà sẽ khá lâu
Hoa văn
- Tổ tiên chúng ta thời xưa đã có mắt thẩm mỹ và khả năng sáng tạo dồi dào cho nên hoa văn nhà gỗ cổ truyền cũng được chạm khắc đa dạng và tinh xảo. Nhưng những mẫu hoa văn đa dạng như: rồng hóa tứ quý, ngũ phúc lâm môn, mai điểu,… thường xuất hiện ở nhà gỗ của các quan. Người nông dân lao động bình thường họ chú trọng tới chất liệu và kết cấu căn nhà hơn.
Nội thất
- Nội thất trong nhà truyền thống Bắc Bộ xưa cũng hết sức đơn giản chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như: bàn ghế làm bằng tre, phản gỗ. Người dân cũng thường lựa chọn án gian cho không gian thờ bởi nó khá nhỏ gọn phù hợp với căn nhà dành phần lớn làm nơi sinh hoạt cho gia đình.
Khuôn viên
- Sân nhà gỗ thời xưa thường không được lát gạch đỏ mà được thay thế bằng bê tông và không có những tiểu cảnh cầu kì. Phần sân nhà phục vụ cho công việc hàng ngày của người nông dân như: phơi thóc, phơi tằm hoặc là nơi tụ tập dưới ánh trăng mùa hè mỗi khi ăn cơm.
Nhà truyền thống Bắc Bộ ngày nay
Ngày nay đời sống con người đã được cải thiện, những căn nhà gỗ chủ yếu dành làm nơi thờ tự tổ tiên nên có một số chi tiết đã được thay đổi để căn nhà được bền vững và có tính thẩm mỹ hơn.
Kích thước
- Kích thước nhà gỗ thời hiện đại có sự thay đổi so với nhà gỗ truyền thống. Diện tích nhà gỗ thời hiện đại thường lớn hơn để phục vụ nhu cầu của gia đình vì một số gia chủ tích hợp cả không gian thờ tự và không gian sinh hoạt nghỉ ngơi.
Chất liệu lắp dựng
- Chất liệu lắp dựng nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ hiện nay được nhiều gia chủ yêu thích là: gỗ lim tali, gỗ gõ đỏ, gỗ mít,… tuy giá thành khá cao nhưng những loại gỗ này có đường vân đẹp, bền bỉ, màu sắc sang trọng.
Hoa văn
- Giờ đây mọi người quan tâm hơn tới hoa văn trong nhà truyền thống Bắc Bộ hơn bởi nó làm tăng giá trị căn nhà và phương diện thẩm mỹ. Một số họa tiết nổi bật như: rồng hóa tứ quý tùng – cúc – trúc – mai, ngũ phúc lâm môn, hoa lá lật,… được đục chạm tinh xảo trên kẻ hiên, cửa bức bàn, con rường nhà gỗ.
Nội thất
- Vì có diện tích nhà rộng rãi nên các gia chủ thường sắm nhiều đồ nội thất hơn như: cửa võng thờ, hoành phi câu đối, đại tự, bài vị, bình gốm sứ, sập gụ tủ chè, trường kỷ, tranh ảnh,… Đồ nội thất không chỉ dùng để trang trí mà nó còn mang ý nghĩa phong thủy giúp thu hút tài lộc, may mắn đến với gia chủ.
Khuôn viên
- Khuôn viên sân vườn nhà gỗ thời hiện đại được các gia chủ bố trí nhiều tiểu cảnh sống động và bắt mắt như: hồ cá koi, nhà lục giác chồng diềm, hòn non bộ, cây bonsai, hoa lá,… Tất cả tạo nên một khuôn viên mang lại cảm giác bình yên và gần gũi với thiên nhiên.
Ý nghĩa nhà truyền thống Bắc Bộ trong nếp sống của người Việt
- Nhà truyền thống Bắc Bộ mang ý nghĩa tâm linh sâu sắc bởi nhà gỗ thường có gian thờ tổ tiên. Là nơi giao thoa giữa hai thế hệ
- Nhà gỗ Bắc Bộ là một biểu tượng của văn hóa truyền thống Việt Nam. Nó phản ánh những giá trị văn hóa đặc trưng của người Việt như: lối sống gia đình, cộng đồng, tín ngưỡng,…
- Đồng thời không gian nhà gỗ là nơi gắn kết tình cảm gia đình, Đây là nơi con cháu quây quần bên nhau trong những bữa cơm gia đình, những dịp lễ tết,…
Nhìn chung, nhà truyền thống Bắc Bộ xưa và nay có những điểm khác biệt cơ bản về kiến trúc, chất liệu, kích thước, công năng và giá trị. Tuy nhiên, dù có những thay đổi, nhưng nhà gỗ cổ truyền vẫn mang đậm bản sắc văn hóa của vùng đất này. Để biết thêm chi tiết và mẫu nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ hãy liên hệ ngay với nhà gỗ Phúc Lộc để được tư vấn và báo giá cụ thể.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp