Trong xưởng thi công của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền, có một quá trình rất quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cũng như độ bền bỉ của công trình. Đó là quá trình sàm đóng nhà gỗ. Quá trình này diễn ra như thế nào? Và tại sao lại gọi đây là một quá trình quan trọng? Chúng ta cùng tìm hiểu về những thông tin này trong bài viết ngày hôm nay.
Tham khảo quá trình sàm đóng nhà gỗ 3 gian 22 cột
Quá trình sàm đóng của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền
Quá trình sàm đóng sẽ được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao. Được diễn ra với các bước như sau:
Bước 1: Phác thảo, đo đạc cấu kiện
Việc đầu tiên cần làm trong quá trình sàm đóng là vẽ phác thảo vị trí cần sàm đóng trên các cấu kiện. Ở bước này, người thợ nhà gỗ sẽ phải đo đạc và tính toán tỉ mỉ các cấu kiện làm nhà gỗ trước khi thực hiện quá trình sàm đóng.
Những người thợ làm công việc này là những người có kinh nghiệm và tay nghề cao trong việc làm nhà gỗ. Bởi phác thảo và đo đạc là bước đầu tiên, nếu như xảy ra sai sót sẽ rất ảnh hưởng đến các công việc sau.
Bước 2: Đánh dấu vị trí cần sàm đóng
Khi đã đo đạc xong cấu kiện, người thợ của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền sẽ dùng bút để đánh dấu các vị trí cần sàm đóng và đục mộng.
Bước 3: Sử dụng dụng cụ tạo mộng tại các vị trí đánh dấu
Tiếp đó, người thợ sẽ tiến hành dùng các dụng chuyên biệt như: dùi, đục, máy cưa… và các kỹ thuật sàm đóng để thực hiện tạo lỗ mộng tại các vị trí đã đánh dấu trước đó. Quá trình này sẽ được thực hiện bởi những người thợ có tay nghề cao, kinh nghiệm lâu năm của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền.
Bước 4: Lắp thử các cấu kiện vào các mộng gỗ
Sau khi đục hoàn thiện lỗ mộng, người thợ sẽ tiến hành lắp dựng các cấu kiện vào vị trí lỗ mộng. Độ nông sâu cũng như kích thước của từng lộ mộng sẽ đảm bảo các cấu kiện nhà gỗ ráp chặt khít với nhau tại xưởng nhà gỗ Phúc Lộc.
Bước 5: Điều chỉnh cho cấu kiện khít chặt với nhau
Sau khi ráp các cấu kiện lại với nhau, nếu như các lỗ mộng chưa được đúng và chặt khít, người thợ sẽ điều chỉnh các cấu kiện khi ráp lại lần nữa được kín khít.
Bước 6: Hoàn thiện quá trình sàm đóng
Sau khi đã lắp ráp các cấu kiện hoàn thiện với nhau, các lỗ mộng vừa vặn và kín khít, những cấu kiện này sẽ được đem đi đục chạm hoa văn.
Ý nghĩa của quá trình sàm đóng
Như đã nói ở trên, quá trình sàm đóng là một quá trình quan trọng diễn ra tại xưởng gỗ của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền. Bởi quá trình này có những ý nghĩa quan trọng như sau:
- Đảm bảo cấu kiện chặt khít với nhau ngay khi còn tại xưởng của đơn vị làm nhà gỗ: Sàm đóng đảm bảo các cấu kiện khi ráp với nhau được kín khít và liên kết chặt chẽ. Yếu tố này rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của một căn nhà gỗ cổ truyền.
- Tạo bộ khung vững chãi cho ngôi nhà cổ truyền: Khi các cấu kiện lắp ráp với nhau chặt chẽ, bộ khung của căn nhà sẽ vững chãi và nâng cao tuổi thọ của căn nhà gỗ.
- Đảm bảo quá trình thi công ngoài thực tế diễn ra thuận lợi: Sàm đóng sẽ lắp thử và kiểm tra sự liên kết giữa các cấu kiện nhà gỗ, nếu có sai sót sẽ được điều chỉnh ngay. Điều này sẽ đảm bảo việc lắp dựng nhà ngoài thực tế được diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và thuận lợi.
Như quý vị đã thấy quá trình sàm đóng tại xưởng gỗ của đơn vị làm nhà gỗ cổ truyền là quá trình rất quan trọng, liên quan mật thiết đến chất lượng của ngôi nhà sau này. Đây cũng sẽ là dịp cho thấy năng lực và kinh nghiệm của đơn vị thi công nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ
>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp