Kiến trúc nhà cổ Việt Nam có gì đặc biệt?

Kiến trúc nhà cổ Việt Nam luôn là niềm tự hào, là nguồn cảm hứng cho các kiến trúc sư mang yếu tố truyền thống vào công trình thiết kế của mình. Vậy kiến trúc nhà cổ xưa có điều gì đặc biệt mà có sức hấp dẫn mãnh liệt đến vậy? Mời quý vị cùng chúng tôi theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu chi tiết hơn về những nét độc đáo của kiến trúc nhà cổ này.

 

Video về nhà gỗ 3 gian 22 cột ở Hải Dương

Nét độc đáo của kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Vẻ đẹp đặc trưng độc đáo của kiến trúc nhà cổ truyền Việt Nam được thể hiện rõ qua:

Gian nhà cổ

Gian nhà cổ
Gian nhà cổ

Nhà cổ truyền Việt Nam có thiết kế đa chiều và rộng thoáng, hòa hợp với thiên nhiên. Số gian nhà sẽ tùy thuộc vào điều kiện tài chính của mỗi gia đình, nhưng tối thiểu sẽ có 3 gian bao gồm: phòng khách và bếp, phòng ngủ. Các gian trong nhà cổ được ngăn cách với nhau bằng bức bàn.

Hệ thống cột nhà cổ

Hệ thống cột trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam
Hệ thống cột trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam

Nhà cổ xưa được cấu thành từ hệ thống cột, hệ thống xà, kèo… tạo một bộ khung nhà kiên cố, chắc chắn. Trong hệ thống cột sẽ có cột cái có chức năng làm phần trụ cột, chịu trọng lượng của toàn bộ ngôi nhà. Cột con giữ nhiệm vụ kết nối phần mái với thân nhà, còn cột hiên thì có tác dụng giữ ổn định cho phần hiên trước nhà.

Các loại xà nhà cổ

Các loại xà nhà cổ
Các loại xà nhà cổ

Bên cạnh hệ thống cột là hệ thống xà nhà. Xà nhà có tác dụng liên kết chặt chẽ các bộ phận của ngôi nhà với nhau như: xà thượng kết nối với cột cái, xà lách và xà tử thượng hỗ trợ liên kết phần mái với các cột con, xà tử hạ và xà ngưỡng giúp cố định cửa và xà hiên, mở rộng không gian nhà.

Kết cấu mái nhà cổ

Kết cấu mái nhà cổ
Kết cấu mái nhà cổ

Mái nhà xưa thường có độ dốc mái (dốc hơn 68%) do hay dùng lá, tranh, ngói. Cấu trúc phần mái trong kiến trúc nhà cổ Việt Nam thường có hoành là dầm chính, đui là dầm đỡ mái, mè là dầm phụ và gạch màn che phủ và ngói lợp trên cùng.

Phần mái hiên nhà cổ truyền
Phần mái hiên nhà cổ truyền

Sự khác biệt giữa kiến trúc nhà cổ Việt Nam xưa và nay

Sự khác biệt giữa kiến trúc nhà cổ Việt Nam xưa và nay phản ánh sự phát triển của xã hội và sự thay đổi của nhu cầu con người trong việc xây dựng và thiết kế nhà ở. Sự khác biệt ấy thể hiện rõ qua các yếu tố như sau:

Nguyên vật liệu xây dựng

Nguyên vật liệu xây dựng nhà cổ truyền
Nguyên vật liệu xây dựng nhà cổ truyền

Nhà người Việt xưa thường sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương như: lá, tranh, tre, đá kê nền cột, đất sét nung hoặc không nung, gỗ đẽo, bùn trộn rơm… để xây dựng. Những loại vật liệu xây dựng này đều vô cùng gần gũi với môi trường tự nhiên.

Ngày nay, vật liệu xây dựng nhà đã trở nên đa dạng hơn, có thể là: gạch, bê tông, thép… Những vật liệu này giúp tăng độ bền và khả năng chịu lực của ngôi nhà trở nên tốt hơn.

Thiết kế và kiểu dáng nhà

Thiết kế và kiểu dáng nhà
Thiết kế và kiểu dáng nhà

Nhà cổ Việt Nam thường được thiết kế mở, tối đa hóa không gian thoáng đãng với nhiều cửa sổ, có sự giao hòa với thiên nhiên… Kiến trúc nhà cổ thường đơn giản, phù hợp với điều kiện sống và hoạt động nông nghiệp. Còn ngày nay, các ngôi nhà sẽ có sự kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và hiện đại giúp việc thiết kế trở nên linh hoạt hơn.

Công năng, tiện ích

Nhà Việt cổ thường được thiết kế nhằm tận dụng tối đa các gian làm không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi, tiếp khách và thờ cúng. Còn nhà cổ truyền ngày nay chủ yếu được lắp dựng để phục vụ cho việc thờ cúng gia tiên.

Các gian trong nhà cổ truyền ngày nay đều được thiết kế để phục vụ cho mục đích làm không gian thờ của gia đình hay dòng họ. Các gian khác trong nhà thường sẽ làm nơi tiếp khách, sum họp con cháu hoặc chứa đồ.

Nhà cổ ngày nay chủ yếu làm không gian thờ cúng
Nhà cổ ngày nay chủ yếu làm không gian thờ cúng

Có thể thấy, trải qua một khoảng thời gian dài, với bao thăng trầm lịch sử cho đến ngày nay, những ngôi nhà mang kiến trúc cổ xưa của người Việt vẫn còn được gìn giữ và lưu truyền trên khắp các làng quê Việt Nam. Những công trình kiến trúc nhà cổ Việt Nam này chính là tài sản quý báu của nền văn hóa dân tộc ta, là những giọt mật tinh túy được chắt lọc ra từ tinh hoa văn hóa, truyền thống của dân tộc, từ những bàn tay khéo léo, tài hoa của ông cha chúng ta.

>Xem thêm: Tìm hiểu về đặc điểm của kiến trúc nhà gỗ Việt Nam

Vậy là qua bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ đến quý vị về những nét độc đáo của kiến trúc nhà cổ Việt Nam. Rất mong rằng với những thông tin này sẽ giúp quý vị cảm nhận rõ nét hơn về vẻ đẹp đặc trưng kiến trúc nhà này. Nếu quý vị có nhu cầu muốn sở hữu một căn nhà gỗ mang kiến trúc cổ truyền Việt Nam thì hãy nhấc máy gọi ngay đến hotline theo số: 0936 247 222. Đội ngũ chuyên gia tư vấn của Kiến Trúc Phúc Lộc luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp chi tiết cho quý khách.

Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc

Số điện thoại: 0973812666

Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm

Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

>Tham khảo thêm video về nhà gỗ truyền thống Bắc Bộ 

>Tham khảo thêm những dự án nhà gỗ đẹp 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *